Hướng dẫn nhanh cách làm enzyme tưới cây cho cây phát triển tốt

Giới thiệu về enzyme

Enzyme là gì?

Enzyme là một loại protein được tìm thấy trong tế bào, có thành phần chủ yếu là protein. Đây là một loại chất được biết đến như một chất xúc tác sinh học vô hại, cần thiết cho mọi hoạt động chuyển hoá trong tế bào và sinh vật sống. Chúng tham gia vào các phản ứng hoá học và thúc đẩy các phản ứng xảy ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời, chúng còn có tính chất chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. 

Công dụng của enzyme đối với cây trồng

Được biết đến như một chất xúc tác quan trọng trong mọi hoạt động sống của tế bào, enzyme đóng vai trò quan trọng trong y học, hoá học, thực phẩm, mỹ phẩm,… đặc biệt là nông nghiệp. Trong nông nghiệp, người ta thường sử dụng enzyme để điều chế thành nhiều chế phẩm khác nhau như cellulase, hemicellulase,… để phục vụ quá trình cải tạo đất nông nghiệp. Hơn nữa, chúng còn được sử dụng như một phân bón hữu cơ thay thế cho phân bón hoá học, giúp hạn chế hoá chất độc hại và rác thải thải ra ngoài môi trường. 

Đối với những ai có sở thích trồng cây xanh tại nhà, việc sử dụng các chế phẩm được làm từ enzyme để tưới cây cũng là một cách giúp kích thích sự tăng trưởng của cây hiệu quả và hạn chế sâu bệnh, côn trùng. Hơn nữa, cách làm enzyme tưới cây cũng có mùi dễ chịu, không quá nồng gắt như các mùi phân bón khác, giúp đảm bảo được sức khoẻ của các thành viên trong gia đình một cách hiệu quả khi làm vườn. 

Nếu là một gia đình yêu cây cối và bắt đầu tìm hiểu các thông tin về chăm sóc, tưới bón cho cây trồng tại gia, Cleanipedia mời bạn tham khảo thêm một số thông tin hữu ích mà chúng tôi đã tổng hợp lại tại đây.

Hướng dẫn cách làm enzyme tưới cây

Những nguyên liệu cần thiết để thực hiện cách làm enzyme tưới cây

  • Phế phẩm thực phẩm có sẵn tại nhà: Bạn hãy chuẩn bị những loại thực phẩm không còn sử dụng được như lá, rau củ quả thừa, vỏ hoa quả,… . Và để cách làm enzyme tưới cây có mùi hương dễ chịu, bạn có thể sử dụng các loại trái hoặc rau có mùi thơm nhẹ như lá dứa, vỏ cam, chanh, bưởi,… Những thành phần này sẽ được sử dụng để lên men, nên bạn không nên sử dụng những loại thực phẩm đã nấu chín và có nguồn gốc động vật. 

  • Hộp nhựa đựng enzyme tưới cây: Bạn hãy chuẩn bị những hộp nhựa có nắp đậy kín có dung tích từ 5L trở lên như chai nước ngọt, nước khoáng,… Trong quá trình lên men, những loại hộp thuỷ tinh hoặc kim loại không thể co dãn tốt khi lượng khí nén tăng cao và rất có thể gây nứt vỡ. Do đó, bạn chỉ nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm hộp đựng bằng nhựa để đảm bảo quá trình thực hiện cách làm enzyme tưới cây hiệu quả hơn. 

  • Đường: Bạn có thể sử dụng một trong những loại đường sau rỉ mật, đường nâu, đường tán, mật mía, nhưng lưu ý không được sử dụng đường trắng để tránh làm hư enzyme tưới cây. 

  • Nước sạch

Cách làm enzyme tưới cây

  • Bước 1:  Cho tất cả các phế phẩm, đường và nước vào hộp đựng theo tỉ lệ 1 phần đường, 3 phần phế phẩm thực vật, 10 phần nước. Ví dụ: 1kg đường + 3kg thực phẩm + 10 lít nước. 

  • Bước 2: Đậy kín nắp để ở những nơi khô ráo, tránh những nơi có nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp. Ủ trong 3 tháng, khi sử dụng bạn hãy sử dụng vải để lọc lấy phần nước và loại bỏ phần bã thực vật. 

Lưu ý khi làm enzyme tưới cây

  • Không nên nhồi đầy thùng chứa vì trong quá trình lên men sẽ phát sinh khí nén. 

  • Trong 10 ngày đầu, bạn có thể mở nắp thùng chứa từ 1 – 2 lần/ngày để giải phóng bớt khí nén. 

  • Nếu hỗn hợp có màu đen hoặc có xuất hiện mùi hôi, bạn hãy cho thêm một phần đường và khuấy đều hỗn hợp rồi đậy nắp lại để trong vòng 1 tháng enzyme tưới cây sẽ lên men như bình thường. 

  • Nếu xuất hiện ấu trùng hoặc côn trùng trong thùng chứa, bạn hãy vặn nắp thật kín và enzyme sẽ hoà tan một cách tự nhiên. 

Hy vọng thông qua bài viết này, các gia đình của chúng ta đã nắm được một số thông tin cơ bản về enzyme cũng như cách làm enzyme tưới cây đơn giản nhất. Hãy thử áp dụng ngay để thấy được hiệu quả ở cây trồng tại nhà nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Nguồn bài viết: https://www.cleanipedia.com/vn/ngoai-nha/cach-lam-enzyme-tuoi-cay-cho-cay-phat-trien-tot.html

Related Posts