Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai làm thế nào để giảm thiểu?

Trong quá trình mang thai, hầu hết các mẹ thường gặp phải tình trạng chóng mặt, đau đầu và nôn mửa. Đặc biệt là hiện tượng chóng mặt hoa mắt xảy ra thường xuyên khiến các mẹ cảm thấy lo lắng cho thai kỳ của mình. Vậy có những cách nào để giảm thiểu tình trạng chóng mặt khi mang thai? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời các mẹ nhé!

Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai?

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể bạn đang chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu của hai cơ thể thay vì một. Cụ thể hơn, chóng mặt khi mang thai có thể do một số yếu tố sau:

  • Cơ thể của bạn vẫn chưa sản xuất đủ máu để lấp đầy hệ thống tuần hoàn đang mở rộng nhanh chóng.
  • Mức progesterone cao cũng có thể làm cho các mạch máu của mẹ giãn ra và mở rộng, làm tăng lưu lượng máu đến em bé nhưng lại làm chậm quá trình này – có thể làm giảm huyết áp của bạn. Điều này sẽ làm giảm lưu lượng máu lên não, đôi khi khiến đầu bạn quay cuồng. 
  • Chóng mặt khi mang thai còn có thể do tử cung đang phát triển có thể gây áp lực lên các mạch máu, đặc biệt là khi bạn nằm ngửa.
  • Nếu lượng đường trong máu của bạn giảm xuống hoặc bạn bị mất nước, sẽ dẫn đến tình trạng chóng mặt.

Có thể giảm thiểu tình trạng chóng mặt khi mang thai bằng cách nào?

Tình trạng chóng mặt khi mang thai sẽ gây nên nhiều phiền toái và nếu các mẹ đứng không vững sẽ dễ bị té ngã. Điều này là rất nguy hiểm đối với cả mẹ và bé, chính vì thế, bạn có thể thực hiện theo một số meo sau để hạn chế tình trạng chóng mặt: 

  • Đi từ từ: Đừng đứng dậy quá nhanh khi bạn đang ngồi hoặc đang nằm, vì điều đó có thể làm giảm huyết áp của bạn, gây ra chóng mặt.
  • Đảm bảo rằng bạn đang ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất trong thai kỳ, với sự kết hợp của protein và carbs phức hợp (như bánh mì hoặc mì ống nguyên hạt) trong mỗi bữa ăn để duy trì lượng đường trong máu ổn định.
  • Để giảm thiểu chóng mặt khi mang thai, bạn có thể cắt các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để ngăn ngừa lượng đường trong máu giảm xuống và mang theo đồ ăn nhẹ cho bà bầu để tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Lựa chọn tốt nhất là bạn có thể ăn một hộp nho khô, một miếng trái cây hoặc một số bánh quy làm từ lúa mì.
  • Nếu mẹ thường hay bị chóng mặt có thể là dấu hiệu cơ thể bạn chưa cung cấp đủ nước. Đảm bảo rằng bạn đang uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Vì chóng mặt cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước. Các mẹ nên cố gắng uống khoảng 12 đến 13 ly chất lỏng mỗi ngày và nhiều hơn nữa nếu trời nóng hoặc bạn đang tập thể dục.
  • Không nên nằm ngửa: Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, tốt nhất bạn nên tránh nằm ngửa khi ngủ vì tử cung đang lớn dần lên có thể đè lên tĩnh mạch chủ (tĩnh mạch chính đưa máu trở về tim từ vùng dưới cơ thể). Điều đó có thể cản trở sự lưu thông tối ưu và gây hiện tượng hay bị chóng mặt. 
  • Thường xuyên ra ngoài hít thở không khí trong lành cũng có thể chữa chóng mặt. Dành quá nhiều thời gian trong không gian trong nhà ngột ngạt, quá nóng (như xe buýt, văn phòng hoặc cửa hàng chật chội) có thể gây ra chóng mặt, vì vậy, miễn là bạn không cảm thấy quá ngất xỉu, hãy cố gắng đi bộ ra ngoài 5 phút mỗi giờ hoặc lâu hơn – cũng có thể giúp giảm các triệu chứng mang thai khác như táo bón và sưng tấy.

Related Posts