Bạn đã biết phương pháp tưới ngầm tiện lợi cho cây trồng luôn xanh tốt

Giới thiệu về phương pháp tưới ngầm

Tưới ngầm là gì?

Với sự biến đổi không ngừng của hệ sinh thái và môi trường hiện nay, nền nông nghiệp dường như đang chịu sức ép và gánh nặng rất lớn, đặc biệt là nguồn nước tưới. Các phương pháp tưới cổ truyền thường kém hiệu quả với cây trồng, đồng thời cũng gây lãng phí nước, xói mòn đất, đóng váng và các tổn thất đáng kể trong quá trình tưới. Khi đó, tưới ngầm ra đời và đã giải quyết hầu hết các vấn đề trên cũng như đem lại hiệu quả đáng kể cho quá trình trồng trọt.

Tưới ngầm thường được hiểu đơn giản chính là việc đặt các ống dẫn nước và đầu xả tưới dưới lòng đất để cấp nước đến từng gốc cây. Khi đó, việc tưới nước ngầm này sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích khác nhau khi vừa có thể giúp cây hấp thụ lượng nước tốt hơn, vừa không gây hại đến môi trường trên mặt đất. Thêm vào đó, quá trình canh tác phía trên không bị ảnh hưởng gì mà còn bảo vệ được tối đa nguồn tài nguyên nước, tránh tình trạng lãng phí như trước.

Những hộ gia đình nhỏ đang muốn tìm hiểu về giải pháp này thì có thể đọc tiếp bài viết của Cleanipedia bên dưới để nắm nhiều thông tin hơn về cách thiết kế một hệ thống tưới ngầm phù hợp với nhu cầu của gia đình mình.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý để cây cảnh trồng trong nhà luôn tươi tốt

Khi nào nên tưới ngầm cho cây trồng?

Thông thường, người ta sẽ áp dụng phương pháp tưới ngầm với các loại cây trồng cạn, cây công nghiệp, loại cây trái ăn quả có giá trị kinh tế được trồng theo từng hàng. Dù bạn có thể sử dụng phương pháp tưới “tiết kiệm” đặc biệt này trên mọi vùng thổ nhưỡng cũng như khí hậu khác nhau nhưng với các vùng đất dốc, đất thiếu nước,… thì các gia đình nên cân nhắc.

Cách tự thiết kế hệ thống tưới ngầm cho cây trồng

Hệ thống tưới ngầm cho cây trồng hoàn hảo nhất chính là có thể tính toán được chính xác lượng nước. Chính vì vậy, hãy chắc chắn là lượng nước trong đất cũng như khi bốc hơi đủ để cây có thể duy trì sự sống, phát triển và sinh trưởng. Thêm vào đó, các thông tin này cần phải được truyền đến khối xử lý trung tâm nhằm kịp thời điều tiết nước tưới và phân bón cho phù hợp. Các yêu cầu dành cho hệ thống tưới ngầm sẽ được thể hiện như sau:

  • Bộ phận cấp nước: Có bộ điều khiển tự động để bơm nước lên bồn chứa. Khu vực chứa nên có tích hợp cảm biến phát hiện mực nước được trữ với dung lượng phù hợp. Ngoài ra, bộ cung cấp nguồn điện cũng cần được cân nhắc như nguồn năng lượng từ pin mặt trời, pin dự phòng và điện lưới.

  • Ống dẫn nước và các đầu xả tưới: Đặt ngầm dưới lòng đất, dưới từng gốc cây nhằm đảm bảo tuổi thọ các đường ống và lượng nước tưới được phủ đều. Điều này sẽ giúp cây tiếp thu nước và phân bón tốt hơn, đồng thời cũng không gây ô nhiễm bề mặt đất hoặc ảnh hưởng đến việc canh tác phía trên.

  • Bộ điều khiển bón phân: Việc kết hợp phân bón vào nước tưới sẽ giúp cây hấp thụ hiệu quả hơn so với việc bón phía trên mặt đất. Do đó, hãy lắp đặt một bình trộn có cảm biến phát hiện phân bón rồi hòa tan vào nước tưới.

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp tưới ngầm

Để đảm bảo việc thiết kế hệ thống tưới ngầm cũng như quy trình vận hành trơn tru hơn, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Chú ý diện tích vườn để có cái nhìn tổng quan về việc sắp xếp nguồn nước, quá trình điều hành trạm bơm, bố trí đường ống.

  • Nắm chính xác số gốc/ khổ trồng để tính được các phụ kiện, bộ phận cần thiết để hoạt động hệ thống.

  • Biết rõ đặc điểm cây trồng, loại rễ, quá trình sinh trưởng để sắp xếp cách tưới, lượng nước phù hợp.

  • Chọn nguồn nước tiện lợi (ao, hồ, giếng, sông, mương,…) và xem xét đến  việc mở rộng, thay đổi nếu cần.

Do đó, có thể thấy là tưới ngầm đem đến rất nhiều lợi ích cho chúng ta, không chỉ cho cây trồng mà còn bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên nước. Tuy nhiên, để thuận tiện cho quá trình bố trí, sắp xếp hệ thống tưới, tốt hơn hết là bạn nên nắm bắt cũng như khảo sát thật kỹ đặc điểm khu vườn của mình. Chúc bạn thành công!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Nguồn bài viết: https://www.cleanipedia.com/vn/ngoai-nha/ban-da-biet-phuong-phap-tuoi-ngam-tien-loi-cho-cay-trong-luon-xanh-tot.html

Related Posts