Bật mí cách làm hệ thống tưới phun mưa đơn giản, dễ áp dụng

Hệ thống tưới phun mưa là gì?

Hiểu một cách đơn giản, hệ thống tưới phun mưa là phương pháp dùng máy bơm nước cột áp cao với ống dẫn và mũi phun, nhằm tạo ra một lượng lớn các tia nước cùng một lúc. Kiểu tưới này có thể được ví như mưa nhân tạo để tưới cây. Tuỳ vào từng loại cây trồng, bán kính tưới sẽ thay đổi đa dạng từ 5m đến 10m hoặc có đường kính tưới lên đến hơn 100m. 

Phân loại hệ thống tưới phun mưa

Hiện nay, cách làm hệ thống tưới phun mưa được chia làm 3 loại sau đây:

Dây tưới phun mưa

Dây tưới phun mưa là hệ thống sử dụng dây tưới trải dọc luống cho các loại cây trồng theo luống hoặc theo hàng, cụ thể là mía, mì, cỏ hay cây ăn trái và rau… Với kiểu dây tưới phun mưa, chi phí đầu tư ban đầu thấp, dễ ứng dụng cho mọi loại cây. Đồng thời phù hợp với vườn quy mô nhỏ, có chiều dài không quá 50m.

Béc tưới phun mưa

Béc tưới phun mưa cũng là một trong những hệ thống phun mưa phổ biến, được nhiều người nông dân lựa chọn cho cây ăn trái. Bằng cách sử dụng những loại béc tưới trên thị trường, đa dạng bán kính và lưu lượng tuổi, sau đó kết hợp với nguồn nước và hệ thống ống dẫn sẵn để tưới tập trung vào phần gốc rễ, thân cây. Hệ thống này không chỉ tạo độ phủ tương đối đồng đều mà còn làm sạch bụi bẩn trên bề mặt lá, giúp cây sinh trưởng ổn định và tốt hơn.

Súng tưới phun mưa bán kính lớn

Bên cạnh hai hệ thống trên, sử dụng súng tưới phun mưa bán kính lớn được áp dụng cho những khu vườn lớn trồng cây ăn trái như bưởi, thanh long hoặc cây cà phê. Ngoài ra, một số hộ còn sử dụng loại súng tưới phun mưa để tưới đồng cỏ.

Chi phí lắp đặt hệ thống tưới phun mưa

Chi phí bạn cần bỏ ra để xây dựng cách làm hệ thống tưới phun mưa không hề đắt đỏ như nhiều người nghĩ, ngược lại, chúng còn mang đến nhiều lợi ích khác nhau. Bạn sẽ tiết kiệm tối đa chi phí nhân công, điện, nước mà không hề gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Thêm vào đó, phần chi phí liên quan đến phân bón, thuốc trị bệnh cho cây được cắt giảm phần lớn. Tỷ lệ cây trồng mắc các mầm bệnh cũng giảm đi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi để cây sinh trưởng và phát triển.

Sơ đồ lắp đặt hệ thống tưới phun mưa

Để cách làm hệ thống tưới phun mưa thành công, bạn cần nằm lòng cách thức vận hành của hệ thống tưới phun mưa:

Sơ đồ khối

Đây là dạng sơ đồ đơn giản nhất trong các loại sơ đồ thường sử dụng. Loại sơ đồ này thường thể hiện tên thành phần của hệ thống tưới bằng cách khối chữ nhật, vuông hoặc tròn và nối giữa các khối bằng mũi tên, giúp người đọc hiểu được thứ tự từng thành phần trong một hệ thống. 

Sơ đồ nguyên lý

So với sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý thể hiện bản vẽ một cách thực tế hơn từng thành phần của hệ thống tưới tự động. Chúng được biểu diễn bằng những ký hiệu đặc trưng và liên kết với nhau bằng đường ống nước hoặc dây điện. Vị trí của các thiết bị không cần chính xác, nhưng số lượng trên sơ đồ bắt buộc phải đúng thực tế. Hơn nữa, đường ống và thiết bị phải kèm theo thông số kỹ thuật bên cạnh khi thể hiện trên sơ đồ.

Sơ đồ chi tiết thi công

Sơ đồ chi tiết thi công có nhiệm vụ giúp thiết kế lắp đặt hệ thống tưới phun nước “chuẩn chỉnh” như phương án thiết kế dự tính. Chính vì vậy, sơ đồ sẽ thể hiện chi tiết đến từng phụ kiện đấu nối của hệ thống, bao gồm:

  • Khoảng cách, vị trí chính xác bố trí béc tưới

  • Vị trí của máy bơm, bộ hẹn giờ và van điện tử

  • Độ dài, kích cỡ, độ sâu và vật liệu đường ống

  • Chi tiết đấu nối của thiết bị trong hệ thống tưới phun mưa

Cách lắp hệ thống tưới phun mưa

Cách làm hệ thống tưới phun mưa bao gồm các bước dưới đây:

Bước 1: Lắp đặt những bộ phận trung tâm

Các bộ phận này có thể là máy bơm và bộ lọc. Tuỳ diện tích mà bạn có sự điều chỉnh sao cho hợp lý. 

Bạn có thể dùng máy nổ kèm theo khi sử dụng máy bơm để cung cấp đủ nguồn nước tưới cho cây trồng. Ngoài ra, bộ lọc sẽ giúp ngăn chặn những bụi bẩn, rác thải, góp phần làm thông thoáng đường ống, mang lại hiệu quả cao hơn. 

Bước 2: Lắp đặt đường ống dẫn 

Tuỳ vào lưu lượng tưới mà bạn có thể chọn loại ống dẫn sao cho phù hợp nhất. Đừng quên kiểm tra kỹ trong và sau quá trình lắp đặt, nhằm tránh tối đa hiện tượng rò rỉ nước nhé.

Hơn nữa, để kéo dài tuổi thọ của ống, bạn nên chôn ống dưới lòng đất nhằm tránh những tác nhân xấu tác động trực tiếp, chẳng hạn như thời tiết.

Bước 3: Lắp đặt các bộ phận liên quan

Ngay khi đã hoàn thành bước 1 và bước 2, bạn tiếp tục lắp đặt LDPE sao cho vuông góc với ống PVC, nhằm tránh tình trạng gắn ống không khớp gây ảnh hưởng trong suốt quá trình sử dụng. Bước tiếp theo, bạn lắp đặt khởi thuỷ vào rồi đặt béc cùng chân cắm.

Cuối cùng, bạn dùng đồ dùi lỗ đề dùi một lỗ trên ống LDPE nhằm gắn bộ béc phun sương. Trong quá trình thực hiện, bạn nên cẩn thận để tránh mắc những sai sót như lỗ quá nhỏ hay quá to không phù hợp với kích thước của béc. 

Lưu ý khi làm hệ thống tưới phun mưa

Sự bốc trí các béc tưới, ống dẫn nước hay có nên sử dụng máy bơm tăng áp hay không đều trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của các thiết bị tưới phun mưa. Cleanipedia sẽ chia sẻ đến bạn một số lưu ý hữu ích khi thực hiện cách làm hệ thống tưới nước phun mưa:

  • Chú trọng vào nguồn nước khi lắp đặt thiết bị tưới tiêu. Bởi nếu bạn sử dụng nguồn nước tự nhiên mà không được lọc kỹ, tình trạng tắc nghẽn dòng chảy sẽ rất dễ xảy ra, gây ảnh hưởng đến hiệu quả tưới nước cho cây. 

  • Chú ý đến việc bố trí đường ống dẫn nước hợp lý. 

  • Cân nhắc sử dụng máy bơm tăng áp nếu diện tích cần tưới quá lớn, hoặc nguồn nước quá xa so với khu vực cần tưới.

Với những thông tin hữu ích vừa rồi về cách làm hệ thống tưới phun mưa, hy vọng bạn đã có thể tự thực hiện thành công. Đừng quên đón đọc thêm nhiều mẹo vặt hay từ Cleanipedia bạn nhé! 

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Nguồn bài viết: https://www.cleanipedia.com/vn/ngoai-nha/bat-mi-cach-lam-he-thong-tuoi-phun-mua-don-gian-de-ap-dung.html

Related Posts