Chi tiết quy trình trồng dưa leo từ hạt tại nhà cho năng suất cao

Chi tiết quy trình trồng dưa leo từ hạt 

Chuẩn bị 

  • Hạt giống dưa leo (dưa chuột).

  • Phân chuồng hoặc phân hữu cơ.

  • Mùn hữu cơ.

  • Dụng cụ: xẻng, bình tưới, dao/ kéo cắt tỉa, thuốc trừ sâu (nếu cần).

Các bước thực hiện

Để đạt được hiệu suất cao thì bạn nên tham khảo cách trồng dưa leo từ hạt tại nhà chi tiết dưới đây:

Chọn giống và gieo hạt 

Dưa leo thường được gieo hạt theo hàng hoặc theo gò. Trước hết, hãy chờ cho mặt đất ấm lên khoảng 20°C rồi chọn một nơi có nhiều ánh nắng, đất giàu dinh dưỡng với độ PH ≥ 6 và thoát nước tốt để gieo hạt dưa leo. Bạn nên gieo hạt sâu từ 2 – 3cm so với mắt đất và với khoảng cách tiêu chuẩn như sau:

  • Đối với hàng: Mỗi hạt dưa leo nên gieo cách nhau khoảng 8 – 12cm thành các hàng với chiều rộng cách nhau từ 60 – 150cm.

  • Đối với gò đất: Tạo những ngọn đồi nhỏ có đường kính khoảng 30 – 45cm và cao vài cm. Đặt các gò cách nhau khoảng 30 – 60cm và gieo từ 2 – 3 hạt giống dưa leo vào bên trong mỗi gò.

Bạn có thể gieo hạt dưa chuột theo hàng hoặc theo hốc

Trồng cây

Quá trình dưa leo nảy mầm thường mất từ ​​7 đến 10 ngày và nếu nhiệt độ mát hơn (<20°C) có thể làm chậm quá trình này. Khi cây con cao khoảng 12cm thì bạn nên sử dụng kéo cắt tỉa để tỉa bớt cây con ở gốc thay vì nhổ để hạn chế xáo trộn rễ của cây non. Ngoài ra, bạn cũng nên phủ thêm lớp mùn hữu cơ xung quanh gốc cây nhằm giữ độ ẩm cho mặt đất. Dưới đây là các khoảng cách cắt tỉa tiêu chuẩn giữa các cây con để giúp chúng phát triển khỏe mạnh:

Chăm sóc cây

Trong cách trồng dưa leo từ hạt thì bước chăm sóc cây rất quan trọng để giúp cây khỏe và gia tăng năng suất. Vì là loài thực vật không ưa hạn nên để giữ cho đất ẩm đều và cây non không bị úng thì bạn chỉ nên tưới khoảng 15ml nước/ cây mỗi tuần. Tuy nhiên, hãy lên kế hoạch tưới nước cho dưa leo nhiều hơn nếu thời tiết nóng dần lên. Tránh việc tưới nước không đều đặn có thể khiến cây bị biến dạng và có vị đắng. Bên cạnh đó, mỗi khi tưới nước, bạn hãy cố gắng giữ cho tán lá của cây dưa leo khô ráo nhằm ngăn ngừa nấm bệnh. 

Để dưa leo sinh trưởng khỏe mạnh thì cần bổ sung thêm phân bón dạng lỏng hữu cơ hoặc dạng hạt tan chậm theo hướng dẫn trên nhãn trong suốt thời gian bắt đầu trồng trọt và phát triển của cây. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bón một ít phân hữu cơ để giúp đẩy mạnh sự tăng trưởng của cây.

Phòng ngừa sâu bệnh

Phòng ngừa sâu bệnh cũng chính là một trong những việc giúp cây có năng suất cao, bởi dù có chăm sóc tốt đến đâu nhưng chỉ cần bị sâu hại tấn công thì dưa leo vẫn sẽ héo úa. Khi dưa leo đến mùa sinh trưởng cây sẽ thu hút côn trùng có ích như ong đến để giúp thụ phấn và tạo quả. Tuy nhiên, việc này cũng có thể mang lại một số sâu bệnh tấn công cây trồng, nhất là loài bọ sưa. Để ngăn chặn dưa leo bị sâu bệnh tấn công thì bạn có thể sử dụng các cách sau:

  • Trồng xen kẽ “cúc ngải” bên cạnh mỗi cây dưa chuột để ngăn chặn bọ dưa.

  • Chọn một giống dưa leo tốt cũng giúp ngăn ngừa sâu bệnh hiệu quả. Ví dụ giống Straight Eight có khả năng chống lại virus đốm lá,…

Luân canh cây trồng là một “chìa khóa” quan trọng để giúp phòng ngừa sâu bệnh ở dưa leo. Ví dụ bạn nên trồng dưa chuột sau mỗi vụ rau chân vịt hoặc các loại đậu và trồng thêm cỏ ba lá phủ sát mặt đất để cố định đạm.

Thu hoạch

Kích thước thu hoạch trung bình của dưa leo trưởng thành thường dao động từ 9 – 24cm (tùy giống). Bạn nên thu hoạch ngay khi quả của cây đạt đến kích thước trưởng thành này. Nếu để chúng tiếp tục phát triển sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hương vị của quả. Thêm vào đó, nếu quả dưa leo mọc quá thời kỳ trưởng thành thì toàn bộ cây sẽ ngừng sản xuất quả. 

Khi thu hoạch, bạn nên dùng dao hoặc dụng cụ tỉa cành để cắt cuống của quả thay vì kéo đứt chúng bởi điều này có thể làm hỏng cây. Dưa leo sau khi thu hoạch nên bọc nilon và đặt vào ngăn mát tủ lạnh thì thời gian bảo quản có thể dài hơn 1 tuần.

Vấn đề thường gặp

Bên cạnh cách trồng dưa leo từ hạt tại nhà như thế nào thì các giải pháp để xử lý các vấn đề thường gặp ở cây cũng được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một vài phương pháp bổ ích giúp xử lý các loại sâu, bệnh thường gặp ở dưa chuột:

Sâu hại trên dưa leo

  • Để hạn chế bọ hoặc virus đốm lá tấn công dưa leo,  bạn có thể dùng lưới hoặc vải thưa mịn để che phủ trên chồi non hoặc cây con. Nên thực hiện bước này trước khi trồng và loại bỏ lưới khi nhiệt độ nóng dần lên.

  • Cố gắng kiểm soát bọ cánh cứng hoặc bọ dưa để ngăn ngừa bệnh héo rũ lá trên dưa leo.

  • Bạn có thể sử dụng nước cứng (nước có chứa khoáng chất hòa tan) tưới cây để giúp loại bỏ rệp hoặc trúng của bọ rùa ký sinh trên dưa leo. 

Bệnh hại cho cây

Bệnh phấn trắng: Để ngăn ngừa bệnh dưa leo này, bạn tránh trồng các cây chen chúc nhau. Thay vào vào đó nên chừa những khoảng trống giữa chúng và cắt tỉa thường xuyên để giúp không khí lưu thông dễ dàng,…

Chăm sóc dưa leo

  • Dưa chuột là giống cây leo nên bạn cần bố trí giàn cho chúng phát triển tốt bằng cách buộc các đoạn tre lại với nhau như 1 tấm lưới. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể trồng cây trên mặt đất nhưng như vậy sẽ chiếm rất nhiều diện tích. 

  • Dưa leo rất ưa ẩm và nhiệt độ ấm áp. Do đó, bạn cần chọn một nơi có nhiều ánh sáng, đất đai màu mỡ, bề mặt dày, thoát nước tốt và PH ≥ 6 nếu muốn cây sinh trưởng tốt. Để cải thiện tình trạng đất không đủ chất, bạn có thể ủ đất với phân chuồng và phân trộn trước khi trồng dưa leo. Còn nếu muốn đất dày, nặng hơn thì hãy trộn thêm than bùn, phân hữu cơ và phân chuồng.

  • Để dưa leo cho năng suất cao và quả không bị đắng, bạn cần tưới đủ nước. Hãy tưới ít nhất 15ml nước mỗi tuần cho một cây hoặc nhiều hơn nếu thời tiết nóng dần lên. Hoặc bạn có thể dùng ngón tay ấn xuống đất và nếu đất ở đốt tay đầu tiên bị khô, đây là thời điểm thích hợp để tưới nước. Bạn cũng cần phủ một lớp mùn xung quanh gốc dưa leo để hạn chế việc nước trong đất bốc hơi quá nhanh do ánh nắng mặt trời. 

  • Hãy tưới nước từ từ vào mỗi sáng hoặc đầu giờ chiều để giúp cây không bị úng. Đặc biệt, bạn nên giữ cho tán lá dưa leo khô thường xuyên để hạn chế bệnh trên lá gây hỏng cây.

Khi dưa leo ra hoa, để cây có đủ năng lượng kết trái thì bạn nên cải tạo đất bằng cách trộn thêm phân hữu cơ vào bên trong.
>> Xem thêm: Cách chăm sóc cây hoa hồng chuẩn, khỏe thân, dày cánh

Thu hoạch và bảo quản

Dưa leo có thể thu hoạch sau 50 – 70 ngày kể từ ngày gieo hạt. Khi hái dưa chuột thì hãy dùng dao hoặc kéo để cắt quả ra khỏi cây để tránh làm giàn dây leo bị xáo trộn. Bạn nên chừa lại một phần cuống nhỏ dài khoảng 2cm trên đầu mỗi trái dưa leo bị cắt. Việc này giúp ngăn ngừa cuống dưa không bị thối rữa nếu bạn chưa sử dụng ngay.

Hãy cố gắng thu hoạch dưa leo ngay khi chúng đạt đến kích thước trưởng thành. Vì nếu tiếp tục để quả trên cây thì sẽ ngăn chặn việc sản xuất hoa và kết quả của cây.

Thời gian và thời vụ trồng dưa leo

Xác định đặc tính và thời điểm phù hợp cũng là cách trồng dưa leo từ hạt tại nhà cho năng suất cao hiệu quả. 

  • Dưa leo có thể nuôi trồng tốt quanh năm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Tuy nhiên, vì là loại cây ưa ẩm nên dưa leo thường sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 20 – 30°C và cho ra năng suất cao vào mùa mưa hơn mùa khô. Với đặc tính này thì dưa leo có thể trồng quanh năm ở các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam. 

  • Còn ở miền Bắc thì bạn chỉ nên trồng dưa chuột vào vụ xuân hè (tháng 2 – tháng 4) và thu đông (tháng 7 – tháng 10). 

Theo lý thuyết thì trồng dưa chuột trong điều kiện thời tiết < 20°C, có nhiều sương giá hoặc thời gian mưa nhiều/ nắng nóng sẽ khiến cây cho năng suất kém. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với giống dưa leo truyền thống còn với các giống dưa lai ngày nay thì bạn có thể trồng trọt quanh năm. Song cũng cần chọn đúng giống và thời vụ để giúp cây đạt năng suất cao nhất.
>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc hành lá chi tiết nhất

Lưu ý quan trọng khi trồng và chăm sóc dưa leo tại nhà

Để dưa leo sinh trưởng tốt cũng như cho năng suất cao thì bạn cần lưu ý các điều sau khi trồng và chăm sóc cây tại nhà.

  • Thời gian dưa leo nảy mầm: Sau khi gieo, thì hạt dưa leo sẽ nảy mầm khoảng từ 7 đến 10 ngày nếu nhiệt độ đất và không khí ấm áp (20 – 30°C). Trong điều kiện lạnh hơn thì thời gian nảy mầm có thể kéo dài đến 3 tuần.

  • Phương pháp gieo hạt: Bạn có thể gieo hạt theo hàng hoặc hốc với độ sâu khoảng 3cm và tưới đẫm nước. Để cây có đủ không gian phát triển thì bạn cần gieo các cây cách nhau khoảng 30 – 60cm. Dưa leo sẽ nảy mầm sau 7 – 10 ngày hoặc nhanh hơn nếu nhiệt độ dao động từ 20 – 30°C.

  • Ngâm hạt giống trước khi gieo: Việc này giúp đẩy nhanh quá trình nảy mầm của cây. Bạn có thể ngâm hạt bằng 2  phương pháp là: Đặt hạt dưa leo vào giữa 2 tờ khăn giấy ẩm và để qua đêm rồi đem trồng; Cách thứ hai là ngâm hạt trong bình thủy tinh có nắp lưới trong vòng 8 giờ. Sau đó, đổ ráo nước, rửa sạch hạt rồi tiếp tục thêm nước ấm và đặt bình nằm nghiêng. Lặp lại công đoạn này khoảng 2 lần trong 2 – 3 ngày tiếp theo đến khi thấy rễ nhỏ thì vớt hạt dưa leo ra khỏi lọ và đem trồng vào đất.

  • Độ sâu khi gieo hạt: Nên gieo hạt dưa leo với độ sâu từ 2 – 3cm so với mặt đất với khoảng cách giữa các cây từ 30 – 60cm. Sau khi hạt nảy mầm thì để dưa leo phát triển tốt thì bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho đất với hỗn hợp phân trùn quế, đá trân châu, phân hữu cơ và than bùn theo tỉ lệ 1:1:2:4. Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ cho đất đủ ẩm bằng cách tưới ít nhất 15ml nước/ cây mỗi tuần và bổ sung thêm vôi dolomite để giúp độ PH của đất luôn ≥ 6.

Trên đây là cách trồng dưa leo từ hạt tại nhà chi tiết để giúp cây phát triển tốt và cho năng suất cao nhằm tự cung tự cấp nguồn rau sạch cho cả gia đình bạn. Hãy đón xem các mẹo hay đời sống trên Cleanipedia thường xuyên để học hỏi thêm cách chăm sóc sức khỏe cả gia đình hiệu quả nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Nguồn bài viết: https://www.cleanipedia.com/vn/ngoai-nha/cach-trong-dua-leo-tu-hat.html

Related Posts