Hướng dẫn cách chăm sóc cây lưỡi hổ chi tiết đầy đủ

Điều kiện để cây lưỡi hổ phát triển

Cây lưỡi hổ là loài có sức sống mãnh liệt xuất thân từ vùng nhiệt đới, ưa hạn và tồn tại được trong môi trường không thuận lợi. Đây là một trong những đặc điểm khiến chúng có tuổi đời dài, dễ dàng chăm sóc và được nhiều người lựa chọn để trang trí nhà ở, văn phòng làm việc.

Nhưng để cây luôn trong trạng thái sinh trưởng tốt nhất, người trồng cần biết cách chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách để chúng có thể phát triển và ra hoa.

Cách chăm cây lưỡi hổ ra hoa 

Quan niệm phong thuỷ cho rằng, nếu chăm sóc cây lưỡi hổ tốt và chúng bắt đầu nở hoa, điều đó đồng nghĩa là gia đình bạn sẽ gặp nhiều may mắn về tiền bạc và tài lộc. Vậy làm thế nào để lưỡi hổ có thể ra hoa? Chúng ta cần chăm sóc chúng với một chế độ đặc biệt hơn và chú ý đến các yếu tố:

  • Lưỡi hổ chỉ ra hoa ở những cây đã được trồng lâu năm.

  • Đặt cây ở nơi có ánh sáng mặt trời nhẹ (gần cửa sổ) để nhận ánh sáng vừa đủ từ mặt trời nhưng không trực diện vì dễ gây cháy lá.

  • Đất trồng thoáng khí, tơi xốp và dễ dàng thoát nước để cây phát triển tốt nhất.

  • Tuyệt đối không tưới nước thường xuyên. Khi tưới nên tưới phía dưới chậu lên cao dần. Không tưới vào lá cây vì dễ gây úng lá.

  • Không để lưỡi hổ ở trong bóng râm trong một thời gian dài và tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.

  • Nên bón phân cho chúng với mật độ một tháng một lần vào mỗi mùa xuân và hè.

  • Khi rễ cây có hiện tượng đầy chậu, bạn nên tiến hành thay chậu để cây tiếp tục sinh trưởng.

Hoa cây lưỡi hổ sẽ có màu trắng và có hương thơm thoang thoảng. Một số loại lưỡi hổ còn ra hoa màu đỏ tươi. Hoa thường giữ được từ vài tuần đến một tháng tuỳ vào sự sinh trưởng và điều kiện môi trường cây nhận được.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ mini

Chỉ nên tưới nước khi thấy phần đất trên bề mặt đã khô hoàn toàn. Trung bình, bạn nên tưới cây lưỡi hổ 1 tuần/lần để chúng có thể phát triển bình thường. Nếu đặt ở vị trí bóng râm, vài tuần nên cho cây ra tắm nắng định kỳ để chúng được lấy ánh sáng tự nhiên giúp cây luôn tươi và xanh mướt.

Cách chăm cây lưỡi hổ trong nhà

Lưỡi hổ có thể sống ở bất kỳ nơi nào trong nhà, kể cả trong bóng râm mát. Điểm đặc biệt ở loài cây này là lưỡi hổ có thể hút được các bức xạ điện từ nên bạn có thể đặt chúng ở gần tivi, bàn làm việc để tối ưu công dụng này.

Khác với những cây cảnh thông thường, lưỡi hổ còn phù hợp để đặt ở trong nhà tắm vì có thể hút các khí độc có hại bên trong phòng tắm ẩm ướt. Hay có thể đặt cả trong phòng ngủ vì chúng hoạt động với cơ chế sinh học ngược nhả khí oxy và hút cacbonic. Điều này giúp chúng ta dễ vào giấc và có thể ngủ ngon hơn.

Cách cắt tỉa cây lưỡi hổ

Loài lưỡng hổ không thích cắt tỉa quá nhiều vì có thể sẽ khiến cây dễ bị bệnh và phát triển chậm lại. Nếu muốn cây gọn lại, có thể cắt tỉa những lá ngoài rìa cây. Khi lá cây bị xuống màu, không nên cắt đi mà đem cây ra phơi ở bóng mát để cây lấy được ánh sáng tự nhiên và hồi phục lại.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ thuỷ sinh

Một số điều cần biết khi bạn muốn trồng lưỡi hổ thuỷ sinh:

  • Nên để cây ở chỗ mát, tránh ánh nắng trực tiếp ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây và làm cho bộ rễ bị hỏng, khiến cây kém phát triển.

  • Duy trì mực nước sao cho không quá ½ chiều cao của bộ rễ

  • Thay nước cho cây 1 tuần/lần, nếu nước có dấu hiệu đục ngầu cần thay thường xuyên. Để cây khỏe mạnh không bị bệnh thối rễ nên loại bỏ những chiếc lá chết, rễ khô héo.

Bí quyết khi chăm sóc cây lưỡi hổ

Một mẹo nhỏ để biết khi nào cần ngừng tưới nước cho cây: không chỉ dựa vào bề mặt đất trông như thế nào mà cần cắm ngón tay hoặc đũa gỗ vào đất vài centimet. Nếu bạn cảm thấy hơi ẩm hoặc thấy đất dính vào đũa, hãy ngừng tưới.

Không tưới trên lá cây. Để tránh gây ô nhiễm khi lá cây tích tụ quá nhiều bụi bẩn, có thể dùng khăn ẩm lau sạch lá.

Nhiệt độ lý tưởng để lưỡi hổphát triển là khoảng 20-30 độ. Cây cần cung cấp phân khi thời tiết vừa chuyển sang hè, tránh bón phân vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết quá nóng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Các phương pháp nhân giống phù hợp với cây lưỡi hổ là tách bụi hoặc giâm lá. Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện là mùa xuân và cuối mùa hè. 

  • Tách bụi: nên chọn những bụi nhỏ đã có rễ con ổn định và cắt trồng sang chậu mới.

  • Giâm lá: lựa những chiếc lá khoẻ, cắt ngang sát gốc nhất có thể, chia thành từng khúc (khoảng 5cm) và cắm vào đất ½ khúc vừa cắt.

Một số dấu hiệu bệnh của cây lưỡng hổ:

  • Khi dư nước: lá sẽ có đốm nâu, bị thối ở phần gốc

  • Dư nắng: ngọn cháy khô, đốm nâu 

  • Thiếu ánh sáng: mất sự pha trộn sắc vàng trên lá, nhạt màu

  • Nhiệt độ thấp: lá chuyển sang màu thâm đen và héo mềm

  • Dư phân bón: lá con mọc lên bị mềm

Cách chăm cây lưỡng hổ tốt nhất chính là hiểu và nắm rõ đặc tính giống loài cũng như các tác động của môi trường đến cây. Từ đó, bạn sẽ có giải pháp xử lý các vấn đề mà cây gặp phải. Nếu như còn thắc mắc và cần giải đáp về cây lưỡng hổ, bạn đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới nhé.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Nguồn bài viết: https://www.cleanipedia.com/vn/ngoai-nha/cach-cham-cay-luoi-ho.html

Related Posts