Khi nào nhận biết máy lạnh hết ga? Giá bơm gas điều hòa bao nhiêu?

Khi nào máy lạnh cần nạp gas? Dấu hiệu nhận biết máy lạnh hết gas

Khi nào máy lạnh cần nạp gas? Bạn nên nạp gas cho máy lạnh nếu thấy có những dấu hiệu dưới đây:

  • Dàn lạnh chảy nước: Khi hết gas điều hòa sẽ có dấu hiệu xì khiến cho dàn lạnh bám tuyết hoặc đông đá bên trong dàn lạnh. Vì vậy, nếu thấy dàn lạnh bị chảy nước là dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết điều hòa hết gas.

  • Bám tuyết trên ống đồng: Một số trường hợp máy lạnh hết gas sẽ có hiện tượng bám tuyết hoặc rò rỉ nước trên ống đồng. 

  • Khả năng làm lạnh kém: Khi máy lạnh hết gas sẽ có khả năng làm lạnh kém hơn và tiêu thụ nhiều điện năng hơn để làm mát. 

  • Chớp tắt đèn báo lỗi: Một số loại điều hòa có chức năng thông báo khi gặp sự cố. Nếu thấy chớp tắt đèn báo lỗi rất có thể máy lạnh hết ga

  • Tự động bật tắt: Nếu thấy máy lạnh hoạt động khoảng 15 – 20 phút tự động bật tắt rất có thể là dấu hiệu hết gas. Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra lại chế độ trên remote xem điều chỉnh đúng chưa. Nếu thấy remote đã chỉnh đúng, thì có thể do điều hòa bị hỏng linh kiện bên trong. 

Tham khảo: 22 nguyên nhân máy lạnh không lạnh & cách khắc phục

Nguyên nhân máy lạnh thiếu gas

Vậy máy lạnh hết ga do đâu? Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến máy lạnh hết ga khi đang sử dụng:

  • Ống đồng bị xì: Trong trường hợp này sẽ thấy có lớp tuyết bám trên ống đồng. Khi đó, tuyết tan sẽ gây ra hiện tượng rò rỉ nước trên ống đồng và gây chảy nước trong nhà. 

  • Dàn nóng hoặc dàn lạnh bị xì: Nếu đã xử lý dầu tán nhưng máy lạnh vẫn hết gas, thì bạn cần xì dàn nóng và dàn lạnh. 

  • Xì dầu tán: Đây là nguyên nhân chính khiến điều hòa hết gas. Máy lạnh bị thiếu gas có thể do thời gian sử dụng, thời tiết… 

Những tác hại khi máy lạnh hết gas

Máy lạnh hết ga nếu không được xử lý sớm sẽ gây hư hỏng linh kiện, tốn điện và ảnh hưởng tới sức khỏe. Cụ thể: 

  • Hư hỏng các linh kiện: Khi hết gas máy lạnh sẽ có hiện tượng xì gas, đóng tuyết và chảy nước và hoạt động quá tải. Nếu không có cách xử lý sớm sẽ gây hư hỏng những linh kiện khác trong máy lạnh như: Block, tụ đề và ảnh hưởng tới người sử dụng.

  • Tốn điện: Khi hết gas khả năng làm mát của điều hòa hoạt động kém. Vì vậy, khi giảm nhiệt độ thấp sẽ gây hao điện năng kể cả khi sử dụng các chế độ tiết kiệm điện.

  • Ảnh hưởng tới sức khỏe: Máy lạnh thiếu gas chảy nước gây ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc. Đặc biệt, vào những ngày trời nắng nóng điều hòa không đủ làm mát sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, không tập trung vào công việc.

Xem thêm: Làm sao để tiết kiệm điện khi dùng máy lạnh?

Những loại gas thường dùng khi nạp gas máy lạnh

Trên thị trường hiện nay có 3 loại gas phổ biến được sử dụng để dùng cho điều hòa là R410, R22, R32 và Refrigerant.

Gas R22

Loại gas này có giá rẻ và cách nạp đơn giản nhất. Gas R22 có khả năng dung nạp tạp chất, vì vậy khi nạp không cần phải xả hết gas tồn trong điều hòa. Nhược điểm của loại gas này đó là khả năng làm lạnh kém và gây hại cho tầng Ozon. 

Gas R410

Gas R410 có mức giá tầm trung và có quy trình nạp khá phức tạp và cần đầy đủ thiết bị chuyên dụng. Ưu điểm khi sử dụng gas R410 là tiết kiệm điện và có khả năng tạo độ lạnh sâu. 

Gas R32

Đây là loại gas được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Để nạp gas R32 cần có đầy đủ thiết bị chuyên dụng và người thực hiện phải có tay nghề cao. Ưu điểm của gas R32 là khả năng làm lạnh tốt và tiết kiệm điện. 

Giá bơm gas điều hòa bao nhiêu? Tùy theo từng loại gas, cách nạp và công suất điều hòa sẽ có giá thành riêng. Cụ thể:

  • Gas R22: Có giá dao động từ 9.800đ – 21.800đ/psi

  • Gas R410A: Dao động từ 720.000đ – 1.150.000đ/máy

  • Gas R32: Dao động từ 20.000đ – 1.500.000đ/máy. 

Hy vọng với những thông tin tư vấn ở trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc khi nào nhận biết máy lạnh hết ga? Giá bơm gas điều hòa bao nhiêu? Và thông qua đó có thể giúp bạn sử dụng điều hòa một cách hiệu quả nhất.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Nguồn bài viết: https://www.cleanipedia.com/vn/trong-nha/khi-nao-nhan-biet-may-lanh-het-ga-gia-bom-gas-dieu-hoa-bao-nhieu.html

Related Posts