Acid Folic (hay còn gọi là Vitamin B9) một thành phần góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai. CDC (Centers for Disease Control) đã khuyến khích tất cả những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản nên cung cấp khoảng 400 microgram Acid Folic mỗi ngày.
Acid Folic là gì?
Acid folic (vitamin B9) chính là một chất thuộc vitamin nhóm B. Axit folic hay Vitamin B9 hay Folacin hay Folat đều là các dạng hòa tan trong nước của vitamin B9, nó cần thiết và quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể. Đây cũng là một chất rất cần thiết giúp cho sự phát triển và phân chia tế bào, cũng như sự hình thành của tế bào máu.
Acid folic cũng có nhiều trong các thực phẩm như là rau lá xanh,các loại hạt, thực phẩm lên men và thịt bò, hoa quả, đỗ hạt, lê…
Vai trò của acid folic với cơ thể
Tác dụng của acid folic đối với cơ thể chính là giúp sản xuất, duy trì các tế bào mới, đồng thời cũng ngăn ngừa những thay đổi ở DNA có thể dẫn đến ung thư. Axit folic có thể được sử dụng như một loại thuốc điều trị chứng thiếu acid folic và một số loại bệnh thiếu máu gây ra do thiếu hụt chất acid folic.
Acid folic đôi khi được dùng kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị chứng bệnh thiếu máu ác tính. Tuy nhiên, thuốc không thể điều trị bệnh thiếu vitamin B12 và không thể ngăn chặn chứng tổn thương tủy sống có thể xảy ra.
Vai trò của axit folic trong thai kỳ
Ngăn ngừa bị khuyết tật bẩm sinh: Trong giai đoạn mang thai, não và tủy sống của bé đã được hình thành trong tử cung nên khi bổ sung đủ lượng acid folic vào thời điểm quan trọng này sẽ giúp cho thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng ở não và tủy sống như là khiếm khuyết ở ống thần kinh (NTDs), nứt đốt sống hoặc cũng có thể sinh ra thiếu một phần não bộ.
Phòng tránh thiếu máu: Acid folic đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp tế bào máu cho cơ thể. Chúng giúp tạo ra các tế bào mới, bao gồm cả hồng cầu nên cần bổ sung đầy đủ acid folic cho mẹ bầu và bé để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và tránh xảy ra các trường hợp sảy thai, sinh non và dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh hoặc suy dinh dưỡng bào thai, trẻ mới sinh ra mắc các bệnh về tim mạch, hở hàm ếch nếu mẹ thiếu acid folic nghiêm trọng.
Giảm nguy cơ mắc ung thư: Acid folic cũng có thể giảm một tỷ lệ nhỏ nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ung thư, ví dụ bệnh ung thư vú. Một số người sử dụng acid folic để giúp ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung. Nó còn được dùng để ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ, cũng như giảm đi mức độ hóa chất có trong máu (tan huyết tố). Tuy nhiên, những giả thuyết này cũng đang gặp phải rất nhiều tranh luận và chưa thể đưa ra được một kết luận chính xác.
Ngăn chặn một vài bệnh lý khác: Acid folic còn được sử dụng cho chứng mất trí nhớ, bị bệnh mất trí, bị nghe kém do tuổi tác, giảm dấu hiệu lão hóa, xương yếu (loãng xương), chân bồn chồn, trầm cảm, khó ngủ, đau cơ bắp, đau thần kinh, AIDS, bệnh bạch biến và hội chứng Fragile-X.
Tác dụng của acid folic đối với trẻ em
Sức khỏe của trẻ nhỏ: Acid folic còn có khả năng giúp làm ngăn chặn những dị tật bẩm sinh ống thần kinh nằm xung quanh hệ thần kinh trung ương do các ống này không khép kín và những dị tật về não, tủy sống như là trẻ không có não và hộp sọ thường sẽ khó sống lâu hoặc tật nứt đốt sống gây ra khuyết tật vĩnh viễn.
Khả năng ngôn ngữ của trẻ: Acid folic đóng vai trò to lớn trong việc giảm nguy cơ trẻ bị phát triển chậm ngôn ngữ. Một nghiên cứu năm 2011 đã cho thấy, khi đem ra so sánh giữa các bà mẹ có sử dụng và các bà mẹ không sử dụng acid folic, nhận thấy rằng các bà mẹ đã sử dụng axit folic trong khoảng 4 tuần trước khi mang thai, giảm thiểu nguy cơ sinh con bị chậm phát triển ngôn ngữ.
Vì thế, axit folic cũng có rất nhiều lợi ích cho mẹ và bé bởi nó tác động đến sự phát triển trí não, phòng tránh khỏi những nguy cơ khuyết tật ống thần kinh (NTD – Neural Tube Defects) ở trẻ nhỏ.
Thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của acid folic đối với đời sống hằng ngày. Hãy luôn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: tăng sức đề kháng cho trẻ